Có nên 'lội ngược dòng' chọn khối ngành ít người học?
Ngày 20.2, UBND P.Quảng Phúc (TX.Ba Đồn) cho biết vào hôm 18.2, chính quyền địa phương đã tổ chức buổi đối thoại với phụ huynh học sinh khối Tân Mỹ nhằm tìm giải pháp đưa các em trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sau cuộc thảo luận, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bên.Buổi đối thoại diễn ra tại Trường tiểu học số 1 phường Quảng Phúc với sự tham gia của lãnh đạo Phòng GD-ĐT thị xã Ba Đồn, chính quyền phường Quảng Phúc, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng hơn 100 phụ huynh học sinh điểm trường lẻ Tân Mỹ. Tại đây, các phụ huynh bày tỏ mong muốn được giữ lại điểm trường lẻ, và không đồng tình với phương án chuyển học sinh về điểm trường chính.Trước những lo ngại của phụ huynh, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch UBND P.Quảng Phúc, đã thông báo kết luận của Sở Xây dựng Quảng Bình về tình trạng xuống cấp của trường học tại Tân Mỹ. Theo đó, cơ sở vật chất của điểm trường này không còn đảm bảo an toàn, buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, đông đảo phụ huynh vẫn phản đối phương án di dời, đồng thời đề nghị chính quyền tìm giải pháp sửa chữa để học sinh có thể tiếp tục học tập tại chỗ.Như Thanh Niên đã thông tin, kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, 154 học sinh thuộc điểm trường Tân Mỹ đã không trở lại trường. Sau một tuần nghỉ học, chỉ có một học sinh lớp 2 đến lớp. Phụ huynh cho rằng việc di chuyển đến điểm trường chính sẽ gây nhiều khó khăn vì đa số học sinh sống cùng ông bà, cha mẹ làm ăn xa.Từ năm 2019, địa phương đã bố trí kinh phí sửa chữa điểm trường lẻ theo mong muốn của người dân. Tuy nhiên, hiện tại, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể tiếp tục sử dụng. Do đó, chính quyền địa phương khẳng định việc di dời học sinh về điểm trường chính là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.Lãnh đạo thị xã Ba Đồn và phường Quảng Phúc nhất trí với nguyện vọng lâu dài của phụ huynh về việc duy trì điểm trường lẻ. Tuy nhiên, trước mắt, việc di chuyển học sinh đến điểm trường chính là điều bắt buộc để đảm bảo điều kiện học tập an toàn, trong khi phương án sửa chữa hoặc xây mới vẫn đang chờ nguồn kinh phí thực hiện.Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mang những công nghệ quốc tế siêu đỉnh về sân bay Cam Ranh
Bỏ qua yếu tố điện hóa, đây vẫn là chiếc xe Bentley. Sự kết hợp khéo léo giữa chất liệu tinh tế, đắt tiền với phong cách thiết kế pha trộn tính hiện đại và truyền thống mang đến không gian nội thất đúng chất sedan siêu sang. Cả người lái và hành khách ở hàng ghế sau đều được đảm bảo về không gian ngồi rộng rãi và mức độ thoải mái, đi kèm nhiều tính năng trang bị tiện nghi chu đáo.
Vì sao vốn hóa thị trường chứng khoán 'bốc hơi' 11,5 tỉ USD trong phiên cuối tuần?
CNN đưa tin giá vàng chạm mốc lịch sử 3.005 USD/ounce trong ngày 14.3 dù sau đó giảm lại xuống dưới 3.000 USD/ounce.Việc giá vàng tăng mạnh là một trong nhiều tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư lo ngại về viễn cảnh kinh tế Mỹ, theo cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers. Theo vị bộ trưởng, việc giá vàng tăng là tín hiệu của sự không chắc chắn. "Đó là điều người ta làm khi họ không tự tin vào người đang quản lý đất nước", ông Summers nói.Hôm 12.3, Mỹ bắt đầu thu thuế 25% đối với toàn bộ nhôm và thép nhập khẩu, dẫn đến đòn đáp trả nhanh chóng từ Canada và Liên minh châu Âu (EU).Ngày 13.3, ông Trump còn đe dọa đánh thuế 200% lên đồ uống có cồn từ EU trừ khi liên minh này rút lại thuế suất 50% áp lên rượu Mỹ một ngày trước.Chính sách thương mại của Nhà Trắng đã dẫn đến sự không chắc chắn làm tê liệt các doanh nghiệp vì không biết có nên đầu tư vào thời điểm này. Những yếu tố đó làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.Bên cạnh đó, cuộc xung đột tại Ukraine cũng là một yếu tố khiến giá vàng lập đỉnh. Hôm 13.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuy nói ủng hộ việc ngừng bắn nhưng đặt ra nhiều câu hỏi về đề xuất của Mỹ, đồng thời đưa ra những điều kiện khó có thể được Ukraine chấp nhận.Động thái của Nga có thể bị coi là sự phản đối, làm dấy lên lại sự bất ổn địa chính trị. Viễn cảnh một cuộc xung đột kéo dài củng cố giá vàng trong dài hạn.Nhà đầu tư cấp cao Trevor Greetham tại hãng quản lý đầu tư Royal London Asset Management (Anh) cho biết giá vàng hiện tại cao hơn 60% so với khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine năm 2022. Trong năm nay, vàng đã tăng giá gần 14%, một phần do lo ngại từ tác động của cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và các nước, vốn dẫn đến cuộc bán tháo cổ phiếu gần đây trên thị trường chứng khoán, theo Reuters."Các ngân hàng trung ương, gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã bổ sung kho dự trữ vàng của họ thay vì chấp nhận rủi ro bị tịch thu nguồn dự trữ nước ngoài như đã xảy ra với Nga", ông Greetham nói.
Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) lúc nhỏ có tên là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải, là một học giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học và khảo cứu văn hóa của Việt Nam trong thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật... Đối với báo chí tại Việt Nam, ông được coi là người tiên phong vì đã sáng lập tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên - Gia Định báo.
4 triệu chứng có thể bạn chưa biết khi mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.